Khuyến nghị giảm sản lượng đánh bắt thủy sản để phát triển bền vững kinh tế biển
Sáng nay 12/5, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố báo cáo “Kinh tế biển xanh - Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển” trong khuôn khổ "Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và Thích ứng với biến đổi khí hậu".
Kinh tế biển xanh đang là xu hướng phát triển của thế giới, đặc biệt là các quốc gia có biển. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về phát triển kinh tế biển sử dụng khái niệm kinh tế biển xanh. Báo cáo đưa ra “các kịch bản xanh lam trong phát triển kinh tế biển cho Việt Nam”, gồm 6 lĩnh vực kinh tế biển chủ chốt của Việt Nam là ngư nghiệp, năng lượng tái tạo, dầu khí, du lịch, giao thông vận tải, môi trường và hệ sinh thái.
Một số kịch bản đến năm 2030 đã được phát triển cho từng ngành, lĩnh vực bao gồm kịch bản cơ sở và kịch bản “phát triển bền vững” hay còn gọi là “xanh lam”, phù hợp với khái niệm kinh tế xanh và kinh tế biển xanh.
Khuyến nghị chính sách giảm sản lượng đánh bắt thủy sản. (Ảnh minh họa).
Kịch bản xanh lam mang lại lợi ích vượt trội về sự đóng góp GDP (tổng sản phẩm quốc nội), GNI (thu nhập quốc dân) của các ngành kinh tế biển và thu nhập bình quân đầu người cho các lao động nghề biển. Nghiên cứu cho thấy với kịch bản xanh lam được áp dụng, GDP sẽ hơn kịch bản cơ sở lần lượt là 296 ngàn tỷ đồng (12,9 tỷ USD) vào năm 2025 và 538 ngàn tỷ đồng (23,5 tỷ USD) vào năm 2030.
Tags:đánh bắt hải sản
kinh tế biển
biển Việt Nam
Tin cùng chuyên mục