03/05/2022 21:07

Cổ phiếu năm 2022: Thời của doanh nghiệp tốt

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang hướng tới lành mạnh hóa, việc nắm giữ cổ phiếu ngân hàng được nhận định là chiến lược “ăn chắc mặc bền”.

Cổ phiếu năm 2022: Thời của doanh nghiệp tốt

Khách hàng giao dịch tại LienVietPostBank

Giai đoạn đánh quá vội, kiếm tiền vội đã qua

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa đi những tháng đầu năm 2022 đầy biến động. Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI, P/E của thị trường đang ở tầm 13,5 lần, mức khá thấp. Trong đó, nhiều ngành nghề sẽ hưởng lợi trước tình hình hiện tại của thế giới và thị trường đang mang lại nhiều cơ hội hơn là rủi ro cho nhà đầu tư so với lúc thị trường tăng nóng.

ÔngQuách Mạnh Hào, giảng viên Trường Đại học Lincoln (Anh) phân tích, lạm phát và lãi suất cao không bao giờ là bạn của cổ phiếu “nóng”, “tăng trưởng” (PE, PB rất cao...), nhưng là bạn của cổ phiếu gắn với doanh nghiệp tốt, giá trị - ít nhất theo nghĩa ít mất giá hơn. Trong môi trường lãi suất cao, định giá trở thành quan trọng, không phải vì nó giúp xác định chính xác giá trị thật - điều phần lớn do tưởng tượng mà ra, mà vì nó đóng vai trò như định giá tài sản đảm bảo. Tất nhiên, các “trò chơi của dòng tiền” cũng ít đi khi dòng tiền trên thị trường không còn quá dồi dào.

“Giờ là lúc chuyển dịch. Trừ những người “ăn ngủ với chứng khoán”, ai làm việc gì nên trở lại toàn tâm cho việc đó. Những ai thực sự coi chứng khoán là kênh đầu tư tìm kiếm thu nhập tích lũy thêm, hãy chọn cổ phiếu an toàn. “Tích lũy” hay “mua và giữ” không có nghĩa là giữ đến cuối tháng, mà có thể phải tính bằng năm mới thấy thành quả. Thời kỳ đánh quả, kiếm tiền vội có thể đã qua rồi”, ông Hào nói.

LPB, cổ phiếu gắn với doanh nghiệp “giá trị”

Các chuyên gia phân tích cho rằng, để xem xét cơ hội đầu tư chứng khoán trong năm 2022, nền tảng là bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2021, mà tăng trưởng chỉ tập trung ở một số nhóm ngành nhất định, dẫn đầu là ngành ngân hàng. Sau những khó khăn bởi đại dịch trong các quý đầu năm 2021, giai đoạn nước rút cuối năm đã mang lại cho hệ thống ngân hàng những kết quả tích cực.

Một minh chứng rõ nét là LienVietPostBank (mã LPB) khi chủ động thích nghi với tình hình mới giúp cho dư nợ tín dụng đạt 209.029 tỷ đồng, tăng 18,08% so với năm 2020. Trong đó, tăng trưởng tín dụng bán lẻ ấn tượng với mức tăng 30% so với năm 2020, chiếm 74% trong tổng tăng trưởng tín dụng toàn ngân hàng với các dòng sản phẩm chủ lực như cho vay sản xuất - kinh doanh (43%), cho vay nông nghiệp - nông thôn (61%)… Huy động thị trường cấp 1 đạt 217.014 tỷ đồng, trong đó, phát hành tăng vốn cấp 2 đạt 1.810 tỷ đồng.

Thu thuần dịch vụ đạt 858 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2020, trong đó, bảo hiểm nhân thọ đã đạt phí phát sinh mới khoảng 620 tỷ đồng, tăng gần 40% so với năm 2020, đưa LienVietPostBank đứng thứ 12 về doanh thu phí mới trên tổng số 34 ngân hàng đang triển khai bán bảo hiểm nhân thọ. Đặc biệt, trong tháng 12-2021, LienVietPostBank bứt phá với doanh số cao nhất trong 5 năm triển khai và lọt Top 7 ngân hàng hoàn thành trên 100% kế hoạch thu phí dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, đóng góp hơn 75% trong tổng thu phí dịch vụ toàn ngân hàng. Quy mô hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã tăng từ 10,8 triệu đồng trong năm 2020 lên 12,5 triệu đồng trong năm 2021. Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 3.638 tỷ đồng, tăng 50% so với 2020. Các chỉ số sinh lời của LienVietPostBank đều tăng lên: ROAA tăng 0,2%, đạt 1,08%; ROAE tăng gần 5%, đạt 18,5%; NIM tăng gần 0,4%, đạt 3,5%.

“Đây là kết quả rõ nét nhất của những biện pháp triển khai kinh doanh của ngân hàng trong năm vừa qua”, một lãnh đạo cao cấp LienVietPostBank cho biết.

Trong biến động chung của thị trường chứng khoán thời gian qua, diễn biến mã LPB cũng trong đà giảm, tuy nhiên, khi chứng khoán quay về là kênh đầu tư tìm kiếm thu nhập tích lũy thêm và LPB được nhìn là cổ phiếu an toàn với nhà đầu tư.

 

Tags:

chứng khoán

LienVietPostBank

LPB

năm 2022

Quách Mạnh Hào

Nguyễn Duy Hưng

SSI

lợi nhuận

Tin cùng chuyên mục