Bổ sung nhiều quy định bảo vệ thông tin người tiêu dùng
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, dự luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có nhiều điểm mới, phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số hiện nay - Ảnh: Q.H. |
Theo ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương - một trong những điểm đáng lưu ý của dự thảo luật này là quy định trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu dùng. Theo đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình hoặc ủy quyền, thuê bên thứ ba thực hiện việc thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin của người tiêu dùng phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của người tiêu dùng. Trong trường hợp người tiêu dùng thực hiện giao dịch qua bên thứ ba thì bên thứ ba có trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng.Báo cáo thẩm tra dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho rằng, cần quy định rõ, việc thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin của người tiêu dùng phải được sự đồng ý của người tiêu dùng. Về bảo đảm an toàn thông tin của người tiêu dùng, trong trường hợp hệ thống thông tin bị tấn công, làm phát sinh nguy cơ mất thông tin của người tiêu dùng thì các đơn vị, cá nhân lưu trữ thông tin phải thông báo tới người tiêu dùng.Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (tỉnh Hà Nam) khẳng định, cần có quy định chặt chẽ để bảo vệ thông tin người tiêu dùng. Ông bức xúc vì thông tin cá nhân, số điện thoại của mình bị lộ, lọt khiến ông phải nhận nhiều cuộc gọi làm phiền. Ông nói mình đã phải “rất kiên nhẫn”, “kiềm chế” khi bị gọi lúc đang họp. Theo ông, dự thảo luật lần này đã nêu biện pháp chế tài đối với cơ quan cung cấp dịch vụ trên nền tảng số để ngăn chặn tình trạng lộ, lọt thông tin khách hàng. Do đó, trong thời gian tới, cần phải tuyên truyền để các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ có ý thức tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với người tiêu dùng.Cũng theo ông Trần Văn Khải, chính người tiêu dùng cũng phải nâng cao cảnh giác, cân nhắc kỹ càng trước khi giao dịch. Đôi khi, do mua bán hàng, tham gia các hội nhóm trên mạng, người tiêu dùng có thể vô tình làm lộ thông tin của mình. Nếu người tiêu dùng quá dễ dãi thì không ai có thể bảo vệ được cho họ. Ông cũng cho rằng, khi bị xâm hại thông tin, người tiêu dùng thường ngần ngại tố cáo hoặc không theo đuổi giải quyết tới cùng. Thêm nữa, các biện pháp xử lý hiện nay cũng thiên về hòa giải.Nhiều tổ chức cùngbảo vệ người tiêu dùngTheo ông Nguyễn Hồng Diên, điều đáng hoan nghênh là dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) có riêng một chương mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù, đặc biệt là bổ sung quy định về giao dịch từ xa, mua bán hàng trên không gian mạng.
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải cho biết, ông cũng bị lộ, lọt thông tin điện thoại và nhận nhiều cuộc gọi làm phiền - Ảnh: Q.H. |
Theo đó, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có trách nhiệm công bố công khai đầu mối liên hệ, người đại diện được ủy quyền trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công khai đầu mối tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.Liên quan tới dự thảo luật, nhiều đại biểu bày tỏ những bất cập, hạn chế của các tổ chức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian qua, mà cụ thể là hội bảo vệ người tiêu dùng. Đại biểu Trần Văn Khải đánh giá, địa vị pháp lý của hội thấp, nguồn lực yếu: “Trụ sở của hội cũng mượn của doanh nghiệp, biên chế cán bộ gần như không có, thu nhập thì thấp. Bản thân họ như vậy thì làm sao bảo vệ được người khác?”.Ông Lê Quang Huy đề nghị, trong dự thảo luật, cần bổ sung quy định phân công rõ đầu mối, nhiệm vụ cho cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế phối hợp để tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chuyên nghiệp, hiệuquả hơn.Theo đại biểu Trần Văn Khải, không nên chỉ trông chờ vào hội bảo vệ người tiêu dùng mà phải khuyến khích nhiều hiệp hội, tổ chức xã hội khác cùng tham gia trên cơ sở tự nguyện và cung cấp cho họ một số quyền nhất định: “Ví dụ như ở Hàn Quốc, khi có một sự việc vi phạm, các hiệp hội sẽ tẩy chay các nhà sản xuất, các sản phẩm. Chỉ như thế, các nhà sản xuất mới ý thức và nâng cao được trách nhiệm của mình”. n
Bảo vệ người tiêu dùng dễ bị tổn thương Một điểm mới của dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) là bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Cụ thể, người tiêu dùng dễ bị tổn thương bao gồm người cao tuổi; người khuyết tật; trẻ em; người dân tộc thiểu số; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; phụ nữ đang mang thai; phụ nữ sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi; người bị bệnh hiểm nghèo. Dự luật cũng quy định cụ thể các nội dung liên quan như chính sách thu thập thông tin, cơ chế tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, chính sách kinh doanh đối với nhóm đối tượng này. Báo cáo thẩm tra dự thảo luật, ông Lê Quang Huy cho biết, có ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, quy định rõ cách thức giải quyết tranh chấp đối với đối tượng là người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Trong thực tế, nhóm người tiêu dùng này là đối tượng yếu thế trong xã hội và thường bị thiệt thòi khi giải quyết tranh chấp do có nhiều bất lợi về đi lại, về ngôn ngữ, khả năng nhận thức, vận động... |
Đề xuất cho phép đăng kýkết hôn qua mạngNgày 25/10, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - đã trình bày với Quốc hội tờ trình về dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thiếu quy định về việc chuyển đổi từ văn bản giấy sang bản điện tử và ngược lại, trong khi đây là một nhu cầu rất lớn trong xã hội và cần có hành lang pháp lý cụ thể. Ngoài ra, quy định hiện hành thiếu các chính sách hỗ trợ giao dịch điện tử, thúc đẩy giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước; thiếu quy định về việc tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước.Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới tất cả hoạt động của đời sống xã hội. Theo đó, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá trị khác… đều có thể thực hiện qua mạng.Theo lãnh đạo cơ quan thẩm tra dự thảo luật là Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, hầu hết ý kiến tán thành việc mở rộng phạm vi điều chỉnh như dự thảo luật trong bối cảnh công nghệ số đã và đang được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số ý kiến lại đề nghị không nên mở rộng phạm vi điều chỉnh vì sẽ tạo thêm áp lực đối với nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin. Hiện nay, nhiều nước vẫn chưa áp dụng việc thực hiện giao dịch điện tử trong một số lĩnh vực như đất đai, thừa kế.Lãnh đạo cơ quan thẩm tra dự thảo luật cho rằng, việc cấp một số giấy tờ như đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn qua mạng có thể không thể hiện được ý chí của các bên liên quan. Thêm vào đó, khi giao dịch điện tử, một số văn bản chứa thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình cũng có nguy cơ bị lộ, lọt, bị chiếm đoạt, vi phạm Hiến pháp.Huyền Anh |
Minh Quang
người tiêu dùng
thông tin
Thông tin
Tin cùng chuyên mục